Những chất thải nguy hiểm đến môi trường sống hiện nay

0

Hiện nay cuộc sống con người ngày càng phát triển tuy nhiên đi kèm với sự phát triển đó là sự gia tăng đáng kể lượng chất thải nguy hiểm. Những chất thải này đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người và nhiều sinh vật khác. Những chất thải này có nguồn gốc như thế nào và ảnh hưởng của chúng ra sao ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Những chất thải nguy hiểm đến môi trường sống hiện nay

Như chúng ta được biết vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng trên toàn cầu. Sự phát triển nhiều loại hình công nghiệp hiện nay cũng góp phần thải vào môi trường một lượng lớn chất thải nguy hiểm. Chúng thường chứa nhiều chất độc, phóng xạ hoặc có thể gây cháy nổ…

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những chất thải nguy hiểm đến môi trường hiện nay.

1/ Chất thải nguy hiểm trong sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt được sản sinh ra từ chính hoạt động hằng ngày của con người.

Bên cạnh những chất thải phân hủy được thì hầu hết lượng chất thải mà con người thải ra môi trường đều là chất thải khó phân hủy và gây hại. Ví dụ như : pin, các đồ dùng nhựa, các loại keo, chất hóa học từ thuốc trừ sâu,…

Pin là chất thải nguy hiểm
Pin là một trong những chất thải gây nguy hại lớn cho môi trường

Những rác thải nhựa khi thải ra môi trường bên cạnh việc mất thẩm mỹ thì có thể hình thành các hạt vi nhựa. Các hạt này thường có kích thước rất nhỏ mà mắt người không nhìn thấy, chúng len lỏi vào đất vào nguồn nước, thức ăn của sinh vật và cả con người.

Bên cạnh đó thì những chất thải có trong các thiết bị điện tử còn mang rất nhiều chất có thể gây ung thư như: thạch tín trong mạch điện, Crom, cadimi trong pin, …

Xem thêm: Rác thải sinh hoạt là gì và cách phân loại cho phù hợp

2/ Chất thải y tế

Một số chất thải nguy hiểm trong ngành y tế có thể kể đến như:

Chất thải từ thuốc quá hạn

Chất thải từ các dụng cụ y tế : bông băng có tiếp xúc với mầm bệnh, dụng cụ phòng xét nghiệm,…

Chất thải từ quá trình phẫu thuật

Có thể nói hầu hết các chất thai từ bệnh viện đều là những chất có hại và mang nhiều mầm bệnh. Nếu không được phân loại và xử lý một cách hợp lý thì chúng có thể phát tán dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường sống của khu vực xung quanh.

3/ Chất thải công nghiệp

Dù không thể phủ nhận giá trị mà sự phát triển công nghiệp mang lại, tuy nhiên đây cũng chính là nơi sản sinh ra một lượng rất lớn chất thải nguy hiểm.

Chất thải xuất hiện ngay từ những khâu đầu tiên của nguyên liệu đầu vào, quá trình cả sản xuất và sau sản xuất. Chúng được sản sinh ra từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.

Trong việc khai thác khoáng sản các chất thải có thể sản sinh từ quặng sulfua, quặng sắt, chất thải của ngành khai thác dầu,.. Ngành công nghiệp điện tạo ra các chất thải có chứa CFC, PCB,… Ngành cơ khí thì sản sinh chất thải có chứa halogen, mỡ thải, dầu nhớt,…

Nước thải công nghiệp
Nước thải từ ngành công nghiệp mang theo rất nhiều chất hóa học độc hại nếu chưa qua xử lý

Những chất thải bao gồm kim loại nặng, các chất thải hóa học trong quá trình sản xuất, các dịch ăn mòn như axit, bazo,.. Những chất thải này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

Đặc biệt có thể kể đến ngành công nghiệp hạt nhân nơi có thể sản sinh ra hàng loạt chất phóng xạ gây hại cho con người và nhiều loài sinh vật. Phóng xạ bị rò rỉ không chỉ có thể gây ra hàng loạt bệnh tật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính di truyền của con người.

4/ Chất thải nông nghiệp

Chất thải của ngành công nghiệp bao gồm chất thải chăn nuôi và trồng trọt.

Đối với ngành nông nghiệp có thể phát sinh các loại rác thải như: chai lọ thuốc trừ sâu, các hóa phẩm nông nghiệp dư thừa, bao bì từ các loại phân thuốc. Việc không có ý thức thu gom và xử lý các loại rác thải này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan mà nghiêm trọng hơn là làm ô nhiễm nguồn đất và nước của bà con nông dân.

Theo thống kê của Viện Môi Trường Nông Nghiệp Việt Nam, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra hàng chục triệu tấn vào môi trường. Trung bình cứ trong 1.3 triệu mét khối nước thải sẽ có 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Xem thêm: Môi trường đất là gì ? Ô nhiễm môi trường đất là gì?

5/ Một số các có thể áp dụng để giảm thiểu và xử lý lượng rác thải nguy hiểm

Phương pháp sinh học: xử lý ô nhiễm đất, nước,… Làm biến đổi thành phần hữu cơ trong chất thải để giảm tác động của nó đến môi trường.

Phương pháp đốt: chất thải phải được đốt trong hệ thống chuyên dụng , khí thải phải được làm sạch trước khi thoát ra môi trường

Chôn lấp: phương pháp này chỉ áp dụng đối với các chất thải như tro, bùn, và những chất có khả năng phân hủy. Phần nước rỉ từ chất thải phải được tếp tục xử lý sau đó.

Tái chế: đây là phương pháp có thể áp dụng đối vừa các loại rác thải từ nhựa, giấy, thủy tinh, đồ điện tử,…

Có thể thấy vấn đề chất thải luôn luôn là một vấn đề nan giải đối với xã hội. Hy vọng rằng bài viết giúp bạn hiểu hơn về những loại chất thải nguy hiểm để có thể có những biện pháp phân loại và xử lý hiệu quả.

Xem thêm:

Các loại rác thải sinh hoạt và cách xử lý

Biến đổi khí hậu là gì và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu