Các loại rác thải sinh hoạt và cách xử lý

0

Chúng ta thường xem nhẹ việc xử lý rác thải sinh hoạt mà không ngờ đến chính những thứ tưởng chừng vô hại do chúng ta thải ra đã và đang góp phần để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Cùng tìm hiểu về những tác hại của chúng qua bài viết sau đây nhé.

Các loại rác thải sinh hoạt và cách xử lý:

Sự phát triển của đô thị hóa hiện đại hóa đang dẫn tới tình trạng gia tăng đáng kể lượng rác thải sinh hoạt. Sự gia tăng này ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến môi trường mà còn đến đời sống của con người.

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Bất kỳ một hoạt động nào của con người đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Nguồn rác thải sinh hoạt tồn tại và chiếm tỉ lệ cao trong các loại rác thải. Bắt nguồn từ chính các hoạt động sản xuất, tiêu dùng hằng ngày của con người. Nói một cách ngắn gọn những gì chúng ta để lại môi trường sau khi không sử dụng đều là rác thải sinh hoạt.

2. Tác hại của rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến đời sống của những loài sinh vật, hệ sinh thái bị biến đổi. Dễ dàng bắt gặp rác thải sinh hoạt ở bất kì con sông nào.

Môi trường sống bị rác thải sinh hoạt ảnh hưởng
Môi trường sống bị ảnh hưởng bởi rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường đất từ rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp. Nếu không xử lý kịp thời sẽ bị phân hủy và chất độc xâm hại vào đất.

Không khí ở những khu vực đông dân cư ô nhiễm nặng nề do việc đốt rác thiếu khoa học và không có quy trình. Ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân.

3. Tầm quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt trước khi xử lý

Chúng ta đều có chung một thói quen là ít quan tâm rác thải sẽ được xử lý như thế nào. Hiện nay, với lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, trong khi các bãi xử lý rác lại quá ít và luôn luôn trong tình trạng quá tải, việc phân loại lại trở nên khó khăn hơn.

Phân loại rác hiệu quả sẽ giúp việc xử lý rác dễ dàng hơn, giảm tác động đến môi trường do lượng rác thải ứ đọng không xử lý kịp thời, tiết kiệm đáng kể diện tích chôn lấp, giảm chi phí thu gom và xử lý rác.

4. Xử lý các loại rác thải sinh hoạt:

Việc xử lý rác thải là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý cho từng loại rác thải khác nhau.

Đối với rác thải hữu cơ dễ phân hủy:

Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost), dùng bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho gia súc. Phân compost rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.

Lưu ý:

Các sản phẩm trên đều sử dụng từ nguồn hữu cơ tự nhiên nên dễ bốc mùi. Vì vậy nên hòa cùng chế phẩm nấm đối kháng trichoderma trong quá trình ủ. Bên cạnh đó phân compost chỉ phát hủy hết hiệu quả khi trộn cùng chế phẩm. Nếu không rất dễ trở thành nơi ủ bệnh cho cây và côn trùng gây hại.

Đối với rác thải tái chế:

Loại rác thải này không bẩn như rác thải hữu cơ nên có thể thu gom, tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để ở các góc nhà tránh nhầm lẫn với rác thải hữu cơ. Rác thải này sẽ được bán lại cho các cơ sở tái chế.

Tận dụng để tạo ra những vật dụng gia đình phục vụ lại cho cuộc sống hằng ngày như chai nhựa đựng nước uống, đựng gia vị trong bếp, túi nilon đựng rác thải,…

Đối với rác thải không thể tái chế:

Các loại rác này thường được thu gom riêng đưa đến các khu xử lý rác. Các biện pháp thường dùng là chôn lấp và đốt thu hồi năng lượng. Nhưng không nên tự ý thực hiện vì cần có quy trình riêng để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Đối với rác thải nguy hại:

Cần phân loại riêng biệt, không tùy tiện vứt bỏ và phải giao cho các bộ phận xử lý theo quy trình riêng.

5. Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt trước khi xử lý

Để bắt đầu bạn cần phải biết phân loại rác thải như thế nào cho đúng để chắc chắn các loại rác thải khác nhau được phân chia thành đúng loại.

Cách phân loại rác thải sinh hoạt
Phân loại rác thải tại nguồn

Hãy bắt đầu bằng việc có các túi đựng rác khác nhau để phân loại rác hữu cơ dễ phân hủy, rác tái chế, rác không tái chế và rác thải nguy hại.

Rác hữu cơ dễ phân hủy:

Bao gồm các loại thực phẩm thừa trong quá trình chế biến hằng ngày, đồ ăn thừa, vật liệu được từ giấy, cây cỏ, rơm rạ, xác động vật, phân chăn nuôi…

Do có nguồn gốc từ hữu cơ nên chúng chỉ có thể tồn tại trong môi trường một thời gian ngắn rồi biến mất.

Rác thải tái chế:

Là các loại rác khó phân hủy nhưng có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại.

Bao gồm: giấy, bìa các tông, sách báo cũ đã qua sử dụng, hộp giấy, kim loại (vỏ nhôm, vỏ lon nước ngọt, khung sắt, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng, ghế nhựa,…), quần áo cũ,…

Rác thải không thể tái chế:

Đây là những loại rác không thể sử dụng được cũng như tái chế.

Có nguồn gốc từ một số vật dụng, thiết bị cũ không sử dụng nữa bị bỏ đi như: vật liệu xây dựng, các loại bao bì bọc bên ngoài hộp, chai nhựa, cái túi nilon bị bỏ đi sau khi đựng thực phẩm…Cụ thể như: gạch, đá, đồ gốm, sứ

Rác thải nguy hại:

Các rác thải nguy hại tới sức khỏe con người, động vật, môi trường như bình gas, bật lửa, bơm kim tiêm, pin, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,…

Có thể thấy lượng rác thải sinh hoạt chiếm một tỉ lệ khá cao và là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường hiện nay, hãy có trách nhiệm với bất kì món đồ nào bạn quyết định ném đi.

Xem thêm:

Phân loại rác vô cơ và hữu cơ

Môi trường tự nhiên là gì và vai trò của môi trường trong đời…

Môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?