Cụm từ “biến đổi khí hậu” gần như không còn xa lạ với mỗi chúng ta khi trên mọi phương tiện truyền thông, mọi nơi trên thế giới và rất nhiều đề tài tranh luận vẫn thường hay nhắc đến. Mọi số liệu thống kê và cảnh báo hàng năm đều nhắc đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu được thế nào là biến đổi khí hậu.
1/ Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, lượng tuyết, vật lý, sinh học…những biến thiên tự nhiên trên trái đất được quan sát trong một chu kỳ thời gian dài.
Biến đổi về khí hậu thường được đề cập tới sự thay đổi thời tiết hay được gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu toàn cầu thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống trên trái đất.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội.
Hệ sinh thái bị phá hủy. Băng tan, lượng nước ngọt giảm, môi trường và các vấn đề khác.
Môi trường sống bị ảnh hưởng do khí hậu thay đổi, nguy cơ mất đi sự đa dạng sinh học khi một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Thời tiết biến chuyển theo hướng khắc nghiệt hơn, lũ lụt, hạn hán, bão tuyết, nắng nóng..
Nhiệt độ môi trường thay đổi tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển như chuột, côn trùng, vi khuẩn, ruồi, muỗi,…
2/ Nguyên nhân khách quan của biến đổi khí hậu
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng khí hậu toàn cầu bị biến đổi có thể kể đến như:
Thay đổi quỹ đạo
Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Điều này khiến sự phân bố năng lượng Mặt Trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất bị thay đổi, từ đó tác động làm khí hậu bị biến đổi.
Mặc dù vậy thì sự ảnh hưởng của góc nghiêng của quỹ đạo là rất nhỏ. Quá trình này có thể diễn ra hàng tỷ năm nên không gây ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến khí hậu.
Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành địa hình bề mặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển – đại dương.
Việc các dòng hải lưu bị thay đổi hướng có thể dẫn tới hạn hán hoặc băng giá cho nhiều khu vực trong các vùng liên quan đến dòng hải lưu đó.
Hoạt động địa chất
Việc này liên quan đến sự hoạt động của núi lửa. SO2, tro, bụi là những gì được sinh ra khi núi lửa phun trào. Chúng tác động rất mạnh mẽ đến khí hậu của khu vực đó trong vòng rất nhiều năm.
Tia cực tím
Sự suy giảm tầng ozon trong tầng bình lưu khiến cho các tia cực tím có hại xuyên qua bầu khí quyển, gây hại đến môi trường và hậu quả sinh học lên các loài động vật và cả con người.
Khoảng cách đến mặt trời
Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất, Mặt Trời phát ra năng lượng ít hơn hoặc nhiều hơn hay một ngọn núi lửa phun trào cũng có thể gây ra hiện tượng thay đổi khí hậu.
3/ Nguyên nhân chủ quan
Do tác động của con người, xuất phát từ mục đích sử dụng các nguồn tài nguyên của Trái Đất như đất, nước, khoáng sản…và sự gia tăng lượng khí thải CO2, cùng các loại khí khác trong các hoạt động của con người.
Hiện nay, trong kỉ nguyên công nghiệp lượng CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng với tốc độ ngày một nhanh, kéo theo nhiệt độ Trái Đất tăng và là nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề biến đổi khí hậu. Do Trái Đất và lượng cây xanh không thể hấp thụ hết được lượng CO2 và các khí dư thừa khác dẫn đến biến đổi về khí hậu hay hiệu ứng nhà kính.
4/ Một số biện pháp khắc phục
Quá trình phát triển của con người phải trả giá bằng việc khí hậu đang biến đổi từng ngày. Do đó để khắc phục hiện tượng biến đổi khí hậu cần thực hiện các biện pháp sau:
Cập nhật thông tin thường xuyên
Giúp mọi người thay đổi ý thức và có trách nhiệm hơn với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Hạn chế khai khác nguồn năng lượng của Trái Đất
Việc khai thác và sử dụng năng lượng là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, hoàn toàn chưa có cách khắc phục hay thay thế nguồn năng lượng này. Nên cách tốt nhất là hạn chế sử dụng.
Tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế như: gió, nhiên liệu sinh học, …
Ngăn chặn chặt phá rừng, cây xanh
Rừng và cây xanh là thứ có thể hấp thụ được lượng CO2 nên việc ngăn chặn nạn khai thác gỗ, chặt phá rừng là biện pháp cấp bách cần được thực hiện.
Trồng rừng và cây xanh ở các khu đất trống, đồi trọc,…
Tiết kiệm điện
Hạn chế tối đa việc sử dụng điện, đặc biệt là các thiết bị đèn, tắt hết các thiết bị điện khi không cần thiết, chỉ dùng khi cần thiết và sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng điện.
Hạn chế dùng túi nilon khi mua sắm
Vì quá trình sản xuất túi nilon sử dụng dầu mỏ, khí đốt, kim loại nặng, phẩm màu…những tác động có hại đến môi trường cần phải hạn chế.
Càng biết và hiểu nhiều về Trái Đất, chúng ta càng có thể giải quyết được nhiều vấn đề về khí hậu.Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu và tính cấp bách của việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi ngày một xấu đi của Trái Đất.
Ô nhiễm không khí là gì ? Nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào ?
Rác thải sinh hoạt là gì và cách phân loại cho phù hợp
Môi trường đất là gì? Ô nhiễm môi trường đất là gì?