Tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe con người

0

Tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe không phải ai cũng biết. Người ta biết lá lốt như một loại rau trong các bữa cơm trong gia đình. Có thể chế biến thành nhiều món ăn rất quen thuộc trên mâm cơm như bò cuốn lá lốt, chả lá lốt, canh thịt bò lá lốt,…

Tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe con người

Trong Đông y, lá lốt là loại thuốc có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Chính vì vậy tác dụng của lá lốt có thể kể đến như ấm bụng (ôn trung), trừ lạnh (tán hàn), đưa khí đi xuống (hạ khí), giảm đau (chỉ thống), đau lưng,…

Đây là một loại thực phẩm ngon bổ rẻ và rất dễ tìm. Cả thân, rễ và lá đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Tuy nhiên mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày.

Ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Sau đây là một số công dụng của lá lốt mà ít được biết

1/ Chữa đau nhức xương, khớp

Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở nước ta là khá cao, khoảng 3% dân số, ở phụ nữ trung niên tỷ lệ này chiếm 70 – 80%, tuổi trên 30 chiếm 60 – 70%. Việc điều trị bằng thuốc tây có nguy cơ tiềm ẩn mang các tác dụng phụ không mong muốn, mà điển hình như suy thận.

tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Trong lá lốt có chứa các thành phần giúp trừ hàn, kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, giúp điều trị xương khớp một cách hiệu quả.

Bạn cũng nên kiên trì trong khoảng 1 tuần để nhận thấy công dụng của lá lốt một cách rõ ràng nhất nhé.

2/ Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Tính trừ hàn của lá lốt sẽ giúp làm ấm bụng. Dùng lá lốt đun với nước, uống khi còn ấm, tốt nhất là nên uống trước bữa ăn tối. Uống liên tục trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.

3/ Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở chân tay

Bệnh ra mồ hôi nhiều ở tay chân thường gây khó chịu đặc biệt đối với những người phải mang vớ cả ngày, với điều kiện đó vi khuẩn rất dễ phát triển và gây nên mùi khó chịu.

Hãy bắt đầu ngâm tay chân mỗi tối bằng nước lá lốt đã được đun sôi cùng với muối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.

4/ Hỗ trợ điều trị hôi miệng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, điều này gây cản trở trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của rất nhiều người. Rất đơn giản bạn chỉ cần dùng lá lốt tươi đun với nước, lưu ý nên để lửa nhỏ để tinh dầu trong lá lốt hòa tan vào nước. Sau đó lọc bỏ bã, thêm vào 1 ít muối.

Mỗi ngày kiên trì súc miệng 3 lần, tinh dầu và tính kháng khuẩn bên trong lá lốt sẽ giúp bạn khử mùi hôi miệng hiệu quả.

5/ Chữa phù thũng do suy thận

Bạn bị tiểu tiện ít, phù thũng từ lưng trở xuống, hai chân phù nặng hơn. Ấn vào ngập ngón tay, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi lạnh, bụng trướng đầy, lưỡi nhợt bệu, có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn.

Dùng 20g lá lốt tươi kết hợp với cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi loại 10g. Đem đun với 500ml nước đến khi còn 150ml. Uống khi nước còn ấm và sau bữa ăn trưa, uống trong ngày. Dùng liên tục như vậy từ 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

6/ Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Điều trị tổ đỉa thường khó khăn do phần da bàn tay, bàn chân là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì thế trong quá trình điều trị cần kiên trì và cần phải dùng những sản phẩm hạn chế gây kích ứng lên da. 

tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh tổ đỉa
Lá lốt có thể chữa bệnh tổ đỉa

Lá lốt là một sự lựa chọn phù hợp với tính diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, rất tiện lợi khi có thể dùng để uống, rửa nơi tổ đỉa và băng bó kèm với phần bã lá lốt. Mỗi ngày làm như vậy từ 1 – 2 lần.

7/ Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt là một phương pháp dân gian giúp cải thiện và chữa trị các triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa lành tính, an toàn.

Lấy 50 g lá lốt, kết hợp với 40g nghệ, 20g phèn chua, đun sôi riu riu trong 10 phút, lấy nước dùng vệ sinh vùng âm đạo, giảm các chịu chứng như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy vùng kín…

8/ Viêm tinh hoàn, mệt mỏi

Điều trị viêm tinh hoàn sớm, dứt điểm là rất cần thiết. Vì tình trạng này kéo dài, không chỉ làm phiền toái tới sinh hoạt hàng ngày mà nguy hiểm hơn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tới chức năng sinh sản của nam giới.

Lá lốt, lệ chi, bạch truật, sinh khương mỗi loại 12g + 10g trần bì, bạch linh + 6g sơn thù, phòng sâm, cam thảo. Tất cả cho vào cùng với 600ml nước đem sắc nên còn để lại 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày để điều trị tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, ít vận động.

9/ Chữa viêm xoang

Tình trạng ô nhiễm không khí ngày một tăng như hiện nay là nỗi ám ảnh đối với những người mắc phải bệnh viêm xoang kéo dài, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của mỗi chúng ta.

Hãy bắt đầu thói quen dùng lá lốt mỗi ngày để xông hơi hoặc dùng nước cốt lá lốt. Lá lốt đem đi rửa sạch và ngâm với muối trong vòng 10 phút. Sau đó xay nhuyễn lấy nước cốt, dùng bông tăm chấm vào hai bên lỗ mũi.

Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 đến 3 lần sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng viêm xoang của bạn.

10/ Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không lành

Nhiều người nghi ngờ về việc dùng lá lốt để chữa mụn nhọt vì cho rằng điều này gây mất vệ sinh và gây hại cho con người. Tuy nhiên, với các thành phần như Ancaloit và Flavonoid có trong lá lốt, với khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau, tránh viêm nhiễm,..thì đây là một bài thuốc nhân gian nên được thêm vào cẩm nang sống của mỗi người chúng ta.

Trên đây là một số công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua mà lá lốt mang lại. Tác dụng của lá lốt đã được rất nhiều người kiểm chứng. Dù là phương pháp điều trị nào thì việc kiên trì với lộ trình đề ra mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Hãy áp dụng để cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.

 Xem thêm

Tác dụng của đậu đen, bạn đã biết hết chưa ?

Tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe con người