Môi trường là gì? Cần làm gì để bảo vệ môi trường?

0

Môi trường hiện nay đang là vấn đề rất được mọi người quan tâm và ra sức bảo vệ. Vậy môi trường là gì? Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ môi trường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc.

Xem thêm: Hệ sinh thái là gì? các kiểu hệ sinh thái trên trái đất hiện nay

1/ Môi trường là gì?

Môi trường là một hệ thống bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, chúng hiện diện xung quanh chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển của con người và các loài sinh vật.

Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và không ngừng thay đổi theo thời gian dưới tác động của con người và cả tự nhiên.

Bên cạnh đó con người còn có thể cải thiện và nâng cao chất lượng sống của mình bằng cách thêm vào những yếu tố do chính con người tạo ra.

2/ Phân loại môi trường

Để trả lời cho câu hỏi môi trường là gì. Dựa vào định nghĩa, chúng ta có thể chia thành ba loại đó là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.

Môi trường tự nhiên

Gồm các yếu tố được hình thành một cách tự nhiên và hoàn toàn không có sự tác động của con người như: tài nguyên, núi sông, biển cả, đồng bằng, không khí,…

rừng cây
Rừng cây

Tuy nhiên, con người vẫn gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự hình thành các yếu tố tự nhiên đó như việc khai thác, xây dựng, sản xuất,…

Môi trường nhân tạo

Trái với các yếu tố tự nhiên, môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo ra và con người chi phối nó. Ví dụ: nhà cửa, ô tô, xe máy, máy bay, nhà ở, trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên,…

Tất cả những yếu đó tồn tại cùng với tự nhiên và hỗ trợ phục vụ đời sống con người tốt hơn.

Môi trường xã hội

Đây không phải là những yếu hiện hữu cụ thể trước mắt chúng ta. Môi trường xã hội được hình thành từ mối quan hệ giữa con người với con người. Bao gồm luật lệ, thể chế, cam kết, nội quy, quy định,…

Được phân chia theo từng cấp độ khác nhau: Liên Hợp Quốc, Thế giới, các nước, quốc gia, tỉnh, thành phố, quận, huyện, cơ quan, làng xã, gia đình, tổ chức, đội nhóm…

Hệ thống này giúp con người hoạt động theo một khuôn khổ nhất định, hoạt động mang tính tập thể và tôn trọng, thuận lợi cho sự phát triển cho từng cá nhân, xã hội, tổ chức hay cả sự sống trên Trái Đất.

3/ Tác động của con người đến môi trường tự nhiên

Sự phát triển của con người vô tình tác động xấu đến môi trường tự nhiên, có thể thấy như các vấn đề ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái,…

Con người khai thác tài nguyên và quá trình đô thị hóa, điều này gây bất lợi cho các loài sinh vật khi việc làm trên xâm hại đến nơi ở và nguồn thức ăn của chúng.

Công nghệ hóa chất, đưa các loài mới du nhập, sử dụng quá mức nguồn năng lượng tự nhiên không thể tái tạo được,…ngoài sự ô nhiễm nặng nề như chúng ta thường được thấy, con người còn làm dẫn đến sự suy thoái làm giảm chất lượng và số lượng của thành phần môi trường. Tác động xấu đối với cả con người và sinh vật.

Quản lý chất thải nguy hại không thực sự tốt, gây ra những sự cố, biến động đến môi trường như rò rỉ phóng xạ, cháy nổ, bệnh dịch, ngộ độc thực phẩm,…

4/ Cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Tuyên truyền vận động mọi người tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hãy bắt đầu từ chính ngôi nhà của bạn.

bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường vô cùng quan trọng

Sử dụng tài nguyên tiết kiệm

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Điển hình như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…chúng không phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các nguyên liệu hóa thạch.

Xem thêm: Các loại rác thải sinh hoạt và cách xử lý

Tuân thủ quy định xử lý rác

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xử lý rác thải, chất độc nguy hại, tránh thải trực tiếp ra bên ngoài gây những hậu quả nghiêm trọng.

Trồng cây và sử dụng nhựa có trách nhiệm

Trồng rừng, trồng cây xanh, cải tạo đất. Cây xanh giúp không khí trong lành hơn, tạo điều kiện cho các loài sinh vật sinh sống và phát triển. Đặc biệt là giữ đất, chống xói mòn.

Hạn chế sử dụng và sử dụng có trách với các loại đồ nhựa, túi nilon. Chúng mất hàng trăm năm để phân hủy, tập sử dụng túi giấy và các sản phẩm thân thiện hơn.

Tiết kiệm

Tiết kiệm điện khi sử dụng vào bất kì mục đích nào, vì để tạo ra điện phải tận dụng các nguồn tài nguyên như than đá. Việc đốt than đá thải CO2 ra không khí gây hiệu ứng nhà kính. Ngay cả việc xây thủy điện cũng kèm theo những rủi ro như sạt lở đất, lũ lụt.

Tuân thủ nguyên tắc 3R – reduce, reuse và recycle (giảm, tái sử dụng và tái chế). Chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn những gì thiên nhiên cung cấp, nếu như không giữ gìn, mọi thứ sẽ dần cạn kiệt.

Cuộc sống của chúng ta đang dần đô thị hóa, cây xanh ít đi thay vào đó là những công trình to lớn. Sự thịnh vượng và phát triển vượt bậc này không thể khỏa lấp được sự thật về ô nhiễm và khói bụi. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết sẽ giúp mọi người có cái nhìn khác và trách nhiệm hơn với môi trường sống của mình.

Xem thêm: Ô nhiễm không khí là gì ? Nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào