Làm gì khi bị chó cắn và cách xử lý

0

Là một thú nuôi nhưng bỗng chốc lại có những lúc hóa dại mà cắn người, điều khó tránh khỏi ở những chú cún cưng. Và những lúc như thế thì việc suy nghĩ và hiểu rõ để tìm giải pháp vấn đề “Làm gì khi bị chó cắn?” là điều vô cùng quan trọng.

Bạn là người nuôi chó? Hay đơn thuần là bạn là người thích chó? Hoặc chỉ là một người bình thường với những chú chó? Nhưng xui thay lại va vào đối tượng “ngứa răng” . Hãy bình tĩnh để giải quyết cho việc làm gì khi bị chó cắn bạn nhé! Những gợi ý hữu ích dưới đây sẽ mách bảo bạn đấy.

Những bước cần làm khi bị chó cắn

Tách quần áo khỏi vết thương

Đây chính là thao tác hỗ trợ rất nhiều cho việc tránh nước bọt của chó lại dính khắp vùng cắn.

Rửa vết thương

Vi khuẩn từ trong tuyến nước bọt của các chú chó là không thể lường trước được. Vậy nên bạn cần phải đủ tỉnh táo để làm sạch vết thương trước tiên – bước quan trọng nhất mà ít ai nhớ đến.

Hãy đưa vết thương dưới vòi nước đang chảy xiết, nếu là nước ấm thì càng tốt. Lượng nước chảy mạnh sẽ cuốn trôi vi khuẩn đi và xoa dịu vết thương dưới dòng nước ấm, đồng thời vết cắn cũng được rửa sạch hơn. Lưu ý tuyệt đối không chà xát mạnh bởi nọc độc có thể lây lan bất cứ lúc nào.

Xem thêm: Thực phẩm organic là gì? Cách phân biệt thực phẩm organic với các loại

Dùng thuốc sát trùng

Ô xi gà hoặc cồn, cho chúng một ít vào vết thương của bạn rồi thổi. Tác dụng của việc này giúp rửa vết thương và cũng giúp sát khuẩn tối ưu hơn tuy là nó khá rát chỗ vùng cắn.

Kiểm tra vết cắn và cầm máu

Dùng miếng bang gạt hay bông gòn để giữ lớp máu đừng chảy quá nhiều- cầm máu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 15 phút không có dấu hiệu ngừng chảy máu thì bạn phải lập tức chuyển đến bệnh viện ngay.

Ở bước này cũng cần kiểm tra vết thương. Nếu là vết cắn nhẹ trầy xướt bên ngoài thì có thể cầm máu tại nhà và sơ cứu đơn giản. Nhưng nếu vết thương sâu, ở vị trí vùng đầu hoặc cổ, bộ phận sinh dục hay có quá nhiều vết cắn… Lập tức di chuyển đến trạm xá gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Xem thêm: Vitamin là gì? có bao nhiêu loại vitamin

Băng bó

Việc này giúp máu hạn chế thoát ra và vi khuẩn bên ngoài tấn công. Và hãy nhớ dùng lực vừa đủ đừng ấn quá xiết chặt làm máu khó lưu thông.

Đối với một số vết thương nhẹ chỉ dùng băng bó là đủ. Tuy nhiên, hãy theo dõi nạn nhân có những trạng thái thất thường như sốt, vết thương trở nên nghiêm trọng hơn bởi những vết mủ, sưng huyết… Lập tức đưa ngay đến y tế bạn nhé.

Tiêm phòng dại

Một trong bước không thể thiếu từ trước đến nay chính là tiêm phòng dại. Đến cơ sở y tế và tim phòng loại thuốc này sẽ rất tốt cho bạn về lâu dài sau này.

Theo dõi chú chó

Đây chính là bước quan trọng cuối cùng, bước kết thúc viên mãn hay lại nhiều phát sinh nảy nở? Bạn phải nhận định xem chú chó đó có xuất xứ từ đâu- chó hoang hay của hàng xóm? Chú chó có biểu hiện của loại bệnh nào không? Việc này cần theo dõi biểu hiện của chúng trong vòng 15 ngày, sau đấy đến bác sĩ một lần nữa và báo cáo tình hình, để bác sĩ có phương thức cứu chữa kịp thời.

Lưu ý trong sơ cứu

Tuyệt đối khước từ với những cây thuốc nam hay đông y. Không dùng xăng dầu sơ cứu và cũng không nên dùng tay nặn vết thương… Bởi những điều đó rất dễ làm hoại tử vùng bị cắn.

Làm gì khi bị chó cắn? Hãy làm theo những hướng dẫn như trên đấy bạn nhé, vết thương của bạn sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều đấy.