Ăn chay nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

0

Trên thực tế việc ăn chay là đã tốt cho sức khỏe nhưng cũng tùy thể trạng của mỗi người mà có cách dùng thực phẩm chay cho phù hợp.

Nên chăng nếu nghĩ đến việc ăn chay lâu dài thì bạn cũng nên hỏi ý kiến các chuyên gia hay các bác sĩ chuyên về dinh dưỡng để có thể tư vấn cho bạn một cách hợp lý nhé.

Dưới đây tuychon.vn sẽ đưa ra những quan điểm về ăn chay như thế nào để tốt cho sức khỏe, mọi người cùng tham khảo nhé.

Ăn các thực phẩm chay thích hợp rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Ăn chay như thế nào để tốt cho sức khỏe:

Việc ăn chay ngày nay không chỉ riêng các quý phật tử, người ăn chay luôn cho rằng việc dùng thực phẩm từ thực vật sẽ tốt cho sức khỏe.

Thực vậy nhiều nghiên cứu của thế giới cũng chỉ ra những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay.

Còn chi tiết hơn các bạn có thể theo dõi bài viết này.

>>> Lợi ích của việc ăn chay mà không phải ai cũng biết

Trên thực tế việc dùng cách thực phẩm chay là hoàn toàn tốt cho sức khỏe nhưng bên cạnh đó bạn cần có chế độ ăn chay hợp lý cũng như kết hợp các chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm chay thì mới đủ năng lượng cho cơ thể vận động và phát triển.

Sau đây là những quan điểm về ăn chay tốt cho sức khỏe được tuychon tổng hợp.

1. Chế độ ăn chay hợp lý: kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng:

Để có chế độ ăn chay tốt nhất cho sức khỏe, chúng ta nên ăn phong phú các loại trái cây, rau, củ, ngũ cốc, các loại hoạt thay thế các chất béo thông thường bằng các chất béo tốt có trong thành phần oliu (Ví dụ như dầu oliu, dầu canola,…).

Ngoài những thực phẩm bạn đã chuẩn bị cho thực đơn mỗi ngày, hãy xem thêm các gợi ý bên dưới, xem cần bổ sung dưỡng chất nào cho bữa ăn hằng ngày không nhé.

Chế độ ăn kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

# Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất vitamin, sắt, kẽm:

Người ăn chay thường xuyên thiếu các dưỡng chất như vitamin B12, kẽm, sắt, vitamin D,..trong trường hợp này bạn cần bổ sung các dưỡng chất thích hợp và cũng nên thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời vào ban ngày để cung cấp các chất vitamin D cho da.

Để mạch máu hoạt động được khỏe thì lượng sắt thích hợp do đó cần cung cấp đủ sắt. Bên cạnh đó kẽm cũng là làm tăng chức năng miễn dịch cũng như sự trao đổi chất của các tế bào và quan trọng cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra dưỡng chất này được.

Vậy nên ăn với thực phẩm gì để cung cấp sắt và kẽm??

Nguồn kẽm và sắt có nhiều trong các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina ngoài ra chúng cũng có trong các loại hạt như điều, hạnh nhân; Ngũ cốc cũng chứa nhiều thành phần sắt và kẽm.

Các loại trái cây tươi và khô như mơ, nho khô, mật đường cũng cung cấp nhiều dưỡng sắt và kẽm cho cơ thể.

Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại sữa công thức cũng cung cấp nhiều dưỡng chất sắt kẽm dành cho người ăn chay.

Trên đây là những thực phẩm giàu sắt và kẽm hãy cho vào thực đơn để cơ thể đủ dưỡng chất nhé.

# Cung cấp đầy đủ chay các protein và các chất béo thiết yếu cho cơ thể

Thường xuyên dùng thực phẩm có lượng protein cao. Các thực phẩm thường chưa protein cao thường có nguồn gốc từ các loại hạt, đậu, phomat, trứng, sữa,..

Cung cấp đầy đủ chay các protein và các chất béo thiết yếu cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Protein là thành phần quan trọng không thế thiếu trong mỗi cơ thể của mỗi người. Khi ăn chay thì cũng nên thường xuyên dùng các thực phẩm giàu protein để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Dưới đây là các thực phẩm chay giàu protein.

  1. Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng là một trong những thực phẩm chứa nguồn protein và chất béo thực vật dồi dào nhất.
  2. Hạt đỗ đen, đậu tây, đậu lăng: Đây là những loại hạt tốt cho sức khỏe của người ăn chay vì nó chứa ít chất béo, cung cấp protein và chất xơ. Dùng đậu khô cho phép bạn kiểm soát lượng muối và các chất phụ gia trong các món ăn.
  3. Hạt hạnh nhân: Có thể nói, không loại hạt nào có thể vượt qua được hạt hạnh nhân về lượng chất béo không bão hòa đơn mà nó mang lại, đây là loại chất béo làm giảm các bệnh về tim.
  4. Phô mai, sữa, trứng: các thực phẩm này rất giàu protein. Nhưng đối với một số người ăn chay thì không dùng các loại thực phẩm này. Tuy nhiên về việc có ăn hoặc không thể ăn thì do quan điểm ăn chay của từng cá nhân.

#Ngoài ra khi ăn chay chúng ta cũng nên lưu ý thêm các dưỡng chất như các thực phẩm giàu canxi, giàu chất xơ, giàu tinh bột và các dưỡng chất thiết yếu khác.

2. Không sử dụng những thực phẩm dưới đây khi ăn chay:

Những thực phẩm người ăn chay “không nên dùng” như: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt, cà phê… vì sao không nên dùng các thực phẩm này.

Vì các thực phẩm này là thường là có hại cho sức khỏe, không tốt cho người ăn chay. Bên cạnh đó các thực phẩm này thường có khả năng có chứa chất kích thích gây tổn hại sức khỏe và gây ra những hành vi lệch lạc không nên có.

Ngoài ra các thực phẩm như giả mặn không rõ nguồn gốc xuất xứ thường chứa chất bảo quản và các phẩm nào độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Hãy lựa chọn các sản phẩm chay phù hợp cho sức khỏe của mình nhé.

Hãy lựa chọn các thực phẩm chay thích hợp (Ảnh minh họa)

3. Lên thực đơn ăn chay hợp lý:

Sau khi đã lựa chọn cho mình những chất dinh dưỡng có trong các thực phẫm chay cần thiết thì bây giờ là lúc lên thực đơn ăn chay phù hợp.

Việc ăn chay cũng chia ra sao cho phù hợp với chế độ dinh dưỡng. Có người thì ăn chay trường, có người chỉ ăn chay theo năm, có người ăn chay theo tháng, theo tuần và theo ngày.

Vậy thực đơn ăn chay như thế nào là hợp lý???

Hãy lên một thực đơn ăn hợp lý để tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

# Giữ chế độ ăn chay hợp lý:

Thứ 1: Ăn thường xuyên các loại trái cây để cung cấp các dưỡng chất vitamin

Thứ 2: Ăn dùng các loại đậu để cung cấp protein, axit béo. Sử dụng sữa, phomai thì lựa chọn các sản phẩm ít béo.

Thứ 3: Cung cấp đầy đủ lượng tinh bột cần thiết: ngũ cốc, cơm, khoai,..

Thứ 4: Thường xuyên vận động để cơ thể luôn khỏe mạnh.

# Thực đơn dinh dưỡng cho người ăn chay:

Thực đơn cho người ăn chay trong một buổi (Ảnh minh họa)

Ngày thứ 1:

Sáng: Mì xào với nấm

Trưa: Cơm, canh chua chay, đậu hủ kho chay + 1 quả chuối

Chiều tối: Canh bí xanh, nấm kho

Các thực phẩm dùng trước và sau các bữa ăn: 1 ly sữa gạo hoặc sữa đậu nành không đường hoặc ít đường

Ngày thứ 2:

Sáng: Bánh mì bơ đậu phộng

Trưa: Đậu hủ sốt cà chua, canh khổ qua dồn nấm.

Chiều tối: Cơm, canh rau ngót nấu nấm rơm, mít non kho và một múi bưởi

Các thực phẩm dùng trước và sau các bữa ăn: Sữa óc chó, hạnh nhân.

Ngày thứ 3:

Sáng: Bánh bao chay

Trưa: cơm rau xào thập cẩm, canh bí đỏ chay.

Chiều tối: Cơm, canh rau dền cơm, đậu hủ xốt nấm và một trái mận

Các thực phẩm dùng trước và sau các bữa ăn: rau củ quả trộn với dâu tây hoặc một hủ sữa chua,..

Ngày thứ 4:

Sáng: Bún riêu chay

Trưa: cơm canh rau củ quả với nấm đông cô, đậu hủ chiên xã ớt.

Chiều tối: Nui xào nấm + canh cải xanh đậu đủ nấm kim châm

Các thực phẩm dùng trước và sau các bữa ăn: chè các loại đậu, tàu phớ hay dâu tây

Ngày thứ 5:

Sáng: Bánh gạo chay + Sữa ngũ cốc

Trưa: Cơm, đậu hũ kho nấm, súp rau củ chay.

Chiều tối: Miến xào rau nấm, Salad dầu giấm, đậu hũ sốt cà chua

Các thực phẩm dùng trước và sau các bữa ăn: sữa đậu nành, trái cây tráng miệng như cam, bưởi, táo.

Trên đây là các gợi ý cho bạn để có một phương pháp ăn chay hợp lý và có lợi cho sức khỏe.

Chúc các bạn thành công.

Theo tuychon.vn tổng hợp