Xông đất là gì? Ý nghĩa của xông đất

0

Tục xông đất là một trong những điều mang lại vận may cho ngày đầu năm mới. Người dân Việt Nam từ xưa có quan niệm, ngày mùng 1 là ngày đầu của một năm và nếu mọi việc suôn sẻ may mắn trong ngày này thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi.

Vậy xông đất là gì? và ý nghĩa của tập tục này đối với mỗi cá nhân và gia đình con người VIệt Nam là như thế nào ?

Xem thêm các bản tin về tết nguyên đán

Xông đất là gì?

Xông đất là một phong tục đã có từ ngàn đời nay. Người bước chân vào nhà đầu tiên thời điểm đầu năm mới gọi là người xông đất. Người đến xông đất sẽ mang theo những bao lì xì mừng tuổi trẻ con, người già và gửi lời chúc năm mới đến toàn thể gia đình.

Xong đất là phong tục của người Việt
Xong đất là một phong tục có từ lâu đời

Khi giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới. Về yếu tố tâm linh của người Việt, người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa phải được chọn lựa rất kĩ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Có rất nhiều yếu tố, lễ nghi liên quan đến việc xông đất (xông nhà) mà gia chủ và cả người được chọn đến xông nhà cần phải biết và tuân theo để có được một năm nhiều may mắn và thuận lợi.

Ý nghĩa của xông đất

Hầu hết ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, phong tục xông đất đều mang ý nghĩa tương tự nhau.

Xông đất như một cách trao nhau những niềm tin và gửi gắm trong đó mong cầu gia đạo sẽ được bình yên, may mắn trong suốt năm tới. Người xông nhà đầu năm và cả gia chủ đều có được niềm vui từ chính phong tục này.

Mục đích của xông đất

Xông đất đầu năm nhằm mục đích mang đến một năm mới phát tài, bình an và hạnh phúc. Với ao ước đó, mọi sự chuẩn bị để chọn ra một người xông đất hợp tuổi, hợp mạng với gia đình đều được tính toán rất chi tiết.

Đây là một trong những nét đẹp truyền thống ngày Tết mà ông cha ta đã lưu giữ lại phong tục đặc trong dịp lễ đặc biệt này. Với mong muốn đây sẽ là thời điểm mọi người thân, bạn bè được gặp gỡ, kết nối, sum họp và quây quần bên nhau.

Một vài lưu ý

Theo quan niệm xưa, người đến xông nhà cho gia chủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh một năm của họ. Gia chủ ăn nên làm ra trong năm đó nếu người xông nhà tốt. Còn nếu không được may mắn, thì năm đó gia chủ sẽ gặp chút khó khăn trong mọi việc.

Tuy nhiên, để gọi là xấu hay tốt còn phụ thuộc cái duyên, cái vía, đạo đức và tính cách mà ra. Nên ông bà ta thường bảo, duyên phải do trời đem đến. Trời an bài cho gia đình năm đó gặp may thì họ sẽ gặp được điều tương tự, chứ không phải chỉ theo khát vọng của từng cá nhân.

Người đến xông nhà chỉ đến vỏn vẹn 10 phút, 15 phút rồi đi. Nhưng thiếu đi tập tục này sẽ khiến không khí Tết cổ truyền ở nước ta không còn được trọn vẹn.

Chọn người đến xông đất

Ông cha ta vẫn thường quan trọng người xông đất đầu năm mới. Nếu người này là người hợp tuổi thì nhiều may mắn sẽ đến với gia chủ hơn. Tuy nhiên mỗi một năm thì tiêu chí chọn người thực hiện tập tục này sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.

Theo quan niệm xưa

Ông bà ta cho rằng, người đến xông nhà phải có tuổi hợp với gia chủ và con vật của năm đó, tránh tuổi “tứ hành xung”. Diện mạo sáng sủa, tươi tắn, tính tình vui vẻ, thành đạt trong công việc và cả gia đình là người thường được chọn.

Bên cạnh đó, một cái tên đẹp như: An, Khang, Thọ, Ngân,…cũng là một sự lựa chọn mang tài lộc đến nhà.

Ở một số vùng miền, gia đình còn cổ hủ cho rằng con gái, đàn bà đi xông nhà đầu năm là kém may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, ngày nay xã hội phát triển, bình đẳng hơn thì quan niệm lạc hậu này cũng dần dần được xóa bỏ.

Theo quan niệm ngày nay

Một số gia đình chọn người xông đất theo cách chọn một người thân trong gia đình tốt vía, thành đạt và hiền lành sẽ ra khỏi nhà trước giao thừa. Người này sẽ đi chùa đầu năm, xin lộc và trở về sau thời điểm giao thừa. Bằng cách này, tục lệ xông đất trở nên suôn sẻ hơn và hứa hẹn một năm cũng suôn sẻ và thuận lợi.

xông đất theo quan niệm cởi mở ngày nay
Ngày nay một số gia đình chọn người thân xông đất

Ngày nay, mọi người quan niệm cũng dần cởi mở và thoải mái hơn trước. Phong tục đặc biệt này vẫn được coi trọng nhưng nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải hợp tuổi, hợp vía miễn là người xông đất đạo đức và mang đến sự chân thành là luôn được gia chủ chào đón nồng nhiệt.

Với những chia sẻ về tập tục xông đất đầu năm. Mong rằng mỗi chúng ta cũng sẽ tìm được cho mình một người xông đất phù hợp cho gia đình ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó, hãy gìn giữ nét văn hóa đặc biệt này mỗi dịp Tết đến xuân về, như một lời tri ân gửi đến quá khứ và cội nguồn của mỗi chúng ta.

Xem thêm:

Mâm ngũ quả là gì? Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Những câu chúc tết hay dành cho ông bà cha mẹ nhân dịp xuân…

Gợi ý trang trí nhà cửa đón tết an nhiên sum vầy cho năm…