Thủ tục cưới ở miền Bắc: nghi lễ truyền thống bạn nên biết

0

Ở Việt Nam, người ta cực kỳ chú trọng tới những phong tục, truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Phong tục cưới xin là 1 trong số đó. Cụ thể, thủ tục cưới ở miền Bắc đưa ra những quy tắc nhất định đối với nhà trai lẫn nhà gái. Vậy, cả 2 bên phải chuẩn bị những gì để có 1 lễ cưới trọn vẹn nhất?

Thủ tục cưới ở miền Bắc

4 nghi lễ trong đám cưới miền Bắc bao gồm Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu, lễ tại mặt. Tuy ngày nay, phong tục có nhiều điểm khác biệt so với trước đây, nhưng vẫn giữ những nghi lễ cơ bản, truyền thống nhất.

Thủ tục cưới ở miền Bắc vẫn giữ những truyền thống từ xưa đến nay

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là nghi lễ đặc biệt quan trọng, không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống của người miền Bắc.

Nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt. Sau đó, gia đình nhà trai sẽ sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái về chuyện kết hôn của chú rể, cô dâu. 

Những thủ tục và lễ vật trong lễ dạm ngõ không quá cầu kỳ, bao gồm chục trầu cau, chè, thuốc, bánh kẹo. Đặc biệt, phải chuẩn bị số lượng chẵn. 

Khi gia đình nhà trai đến, gia đình nhà gái bao gồm ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột của cô dâu sẽ tiếp đón. Nhà gái sẽ mời khách bên gia đình chú rể những lễ vật đã chuẩn bị. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái nhận rồi đặt lên bàn thờ gia tiên, thắp hương cúng vái. Lúc này, cả 2 bên có thể chọn ngày lành tháng tốt để ăn hỏi, ăn cưới.

Lễ ăn hỏi

Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Bố chú rể, bố cô dâu sẽ giới thiệu thành phần tham dự, sau đó mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Mỗi chục trầu dùng lần lượt cho nghi thức ăn hỏi, xin cưới và lễ nạp tài. 

Bố mẹ trao vàng cho cô dâu và chú rể

Nhận xong 30 chục trầu, nhà gái sẽ nhận tiếp các tráp ăn hỏi. Số lượng tráp phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Thông thường, đồ lễ ăn hỏi bao gồm mâm xôi, lợn quay, bánh cốm, bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá. Đồ lễ được lấy 1 phần thắp hương, còn lại chia cho nhà trai 1 phần, giữ lại cho nhà gái 2 phần.

Theo phong tục ăn hỏi miền Bắc, trong lễ ăn hỏi, nhà trai cần chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền để dành cho nhà nội, nhà ngoại cô dâu và thắp hương trên bàn thờ. 

Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu mọi người đến tham dự lễ cưới.

Lễ cưới 

Sau lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà cả 2 bên đã thống nhất. Nhà trai cần chuẩn bị một mâm lễ và phong bì tiền mặt màu đỏ. Mẹ chú rể sẽ tận tay trao phong bì này cho cô dâu.

Sau khi cả 2 bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự trong lễ cưới, nhà trai sẽ trao đầu xin dâu cho nhà gái. Khi đó, chú rể mới được phép đón dâu. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên, thắp hương, mời trà họ hàng. Cuối cùng, nhà trai có thể rước cô dâu về nhà.

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt được tổ chức tại nhà với sự tham gia của thành viên 2 bên gia đình. Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu, chú rể với gia đình nhà gái. Tuỳ theo điều kiện mà cả 2 bên có thể tổ chức tiệc cưới, mời bạn bè đến chung vui tại nhà hoặc khách sạn.

Cưới xin là chuyện quan trọng của đời người. Vì thế, việc tìm hiểu về thủ tục cưới ở các vùng miền nói chung và thủ tục cưới ở miền Bắc cực kỳ quan trọng. Nếu như bạn đang chuẩn bị cho những lễ cưới ở miền Bắc thì hãy tham khảo những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trên đây nhé.

Xem thêm: Thủ tục cưới hỏi ở miền Nam: nhà đàn trai và đàn gái nên biết