Việt Nam là quốc gia có nhiều văn hoá, truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống phổ biến, quan trọng và gắn liền với nhiều thủ tục, quy định lưu truyền từ xa xưa đó là cưới hỏi. Thủ tục cưới ở miền Nam và miền Bắc không giống nhau. Cho nên, chúng ta nên tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất, tránh mắc phải những lỗi không đáng có.
Phong tục cưới hỏi của Miền Nam diễn ra như thế nào?
Mỗi vùng miền có phong tục cưới hỏi khác nhau. Nhìn chung, những phong tục này không quá cầu kỳ, nhưng vẫn phải đủ các lễ cơ bản và lễ vật quy định.
Lễ dạm ngõ ở Miền Nam
Đối với những gia đình ở xa, lễ dạm ngõ có thể bỏ qua. Trong phong tục cưới hỏi Miền Nam thường đơn giản hơn và không quá cầu kỳ, quy cách. Một số gia đình có thể gộp hai lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày.
Trong lễ dạm ngõ, cha mẹ phía đàn trai, chú bác và những người có tiếng nói trong dòng họ (gia tộc) sẽ tham dự. Vào lễ dạm ngõ, cha mẹ đàn trai sẽ cho cha mẹ đàn gái ngày tháng năm sinh của con mình. Sau đó, 2 bên mới xem ngày để chọn ngày cưới đẹp.
Thông thường lễ dạm ngõ này cũng không quá cầu kỳ chỉ cần hai gia đình gặp mặt làm quen, cùng ăn bữa cơm chung với nhau là được.
Lễ ăn hỏi ở Miền Nam
Khi họ hàng nhà trai chạm ngõ, trưởng tộc cùng chú rể sẽ bưng khay trầu cùng đôi đèn, khay rượu. Ông bà cha mẹ của họ nhà trai sẽ đi cùng. Tuy nhiên, họ hàng nhà trai phải đi chẵn người bưng lễ vật theo sau, thông thường thì sẽ có số mâm chẵn là 6 mâm hoặc là 8 mâm.
Lễ vật mà nhà trai mang theo gồm trái cây, bánh kẹo, trầu cau, đèn bằng với kích thước đôi chân đèn trên bàn thờ của họ nhà gái. Khi nhà gái cho phép thì cả 2 bên cùng làm lễ với mâm trầu cau, quả trà, xôi gấc, heo quay.
Lễ cưới ở Miền Nam
Trong lễ cưới, cả nhà trai và nhà gái sẽ tiến hành phong tục lên đèn. Đây là phong tục quan trọng và thiêng liêng nhất, nhằm tuyên bố sự gắn kết chính thức của của cô dâu và chú rể Trưởng tộc nhà gái sẽ là người tuyên bố làm lễ lên đèn. Sau đó, cô dâu chú rể đốt nến trên bàn thở tổ tiên. Trưởng tộc khui một chai rượu đặt lên bàn thờ. Tiếp theo, cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn cùng lúc để 2 ngọn nến cháy bằng nhau.
Khi dòng họ hai bên đã đến đông đủ, rể phụ phải rót rượu cho trưởng tộc để trưởng tộc tuyên bố lễ thành hôn. Cô dâu chú rể làm lễ trước bàn thờ, họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại, song thân, anh em, bạn bè.
Ngày nay, lễ cưới thường được tổ chức ở nhà hàng. MC sẽ mời đại diện 2 gia đình lên sân khấu để phát biểu, chúc mừng. Nhưng 1 số gia đình vẫn giữ vững truyền thống tốt đẹp cũ của ông cha.
Trên đây là những thủ tục cưới hỏi ở miền Nam mà nhà trai và nhà gái đều nên biết, đặc biệt là khi nhà trai hoặc nhà gái không phải người gốc miền Nam. Tất nhiên, vẫn có những quy định được bỏ qua nếu không quá cần thiết. Nhưng nhìn chung, trong thủ tục đám cưới, cả 2 bên đều nên chuẩn bị tốt nhất và gìn giữ giá trị văn hoá tốt đẹp nhé.
Xin chúc cặp đôi chuẩn bị cưới hỏi sẽ trăm năm hạng phúc.