Hệ số lương là gì? Những điều cần biết về hệ số lương.

0

Hệ số lương là gì ? Cách tính lương cho người lao động được thực hiện như thế nào ? Đây có lẽ là thắc mắc đối với rất nhiều người. Tuychon.vn sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

Người lao động thì sẽ quan tâm về số tiền lương hằng tháng và những quyền lợi mình nhận được. Trong khi người sử dụng lao động cũng có những mối quan tâm về cách xây dựng bảng lương, thang lương,… làm sao để công bằng và phù hợp với công sức của người lao động.

Hệ số lương là gì ?

Hệ số lương về cơ bản chính là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch lương, bậc lương và mức lương tối thiểu. Hệ số lương là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương. Được dùng làm căn cứ để tính lương cơ bản, phụ cấp, tính chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho người lao động.

Đối với các đơn vị tư nhân sẽ có sự điều chỉnh hệ số lương theo yêu cầu của từng đơn vị. Đảm bảo cân bằng được lợi ích của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Những điều cần biết về hệ số lương

Để hiểu và ứng dụng hệ số lương vào việc tính lương cho người lao động không hề đơn giản. Đây là yếu tố thể hiện giá trị của người lao động, vì thế bất cứ ai cũng cần phải nắm rõ những thông tin này

Những điều cần biết về hệ số lương
Những điều cần biết về hệ số lương

Cách tính lương cơ bản dựa trên hệ số lương

Lương cơ bản ở đây được hiểu là lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản sẽ không bao gồm các phần như : phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản phúc lợi khác.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang thực hiện tính lương cơ bản dựa theo hệ số lương dựa trên công thức sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó thì lương cơ sở (mức lương tối thiểu) chính là cơ sở để căn cứ và tính lương:

Ngành hành chính nhân sự áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 VNĐ/tháng từ ngày 1/7/2019 theo nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Hệ số lương được xác định như sau:

Hệ số lương đối với người tốt nghiệp đại học: 2.34

Hệ số lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng: 2.10

Hệ số lương đối với người tốt nghiệp trung cấp: 1.86

Đối với các doanh nghiệp thì lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương cơ sở vùng. Đối với quy định mới hiện nay doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm 7% nữa đối với lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên.

Lao động đã qua đào tạo nhưng phụ trách các công việc nguyên hiểm, nặng nhọc, độc hại thì sẽ được công thêm 5%

Ví dụ:

Lao động chưa qua đào tạo thuộc khu vực I sẽ được nhận mức lương cơ bản là 4.180.000 VNĐ/tháng. Với điều kiện làm việc bình thường.

Lao động đã qua đào tạo nghề sẽ được cộng thêm 7%. Lúc này mức lương sẽ là 4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 VNĐ.

Trong trường hợp người lao động này phải làm việc trong điều kiện môi trường độc hại và nguy hiểm thì mức lương sẽ được cộng thêm 5%. Lúc này lương cơ bản sẽ được tính 4.472.600 + (4.472.600 x 5%) = 4.696.230 VNĐ

Một số khoản phụ cấp cần biết:

Tùy vào điều kiện lao động và tính chất công việc đảm nhận mà người lao động sẽ được hưởng các khoản phụ cấp khác nhau.

Ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Phụ cấp thâm niên vượt khung đối với những cán bộ đã đạt được bậc lương cao nhất nhưng vẫn tiếp tục công tác.

Phụ cấp kiêm nhiệm các chức lãnh đạo áp dụng đối với những cán bộ có đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo hoặc đang đảm nhiệm hơn 2 công việc.

Phụ cấp theo khu vực áp dụng đối với cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh/ đơn vị thuộc vùng sâu vùng xa có điều kiện sống khó khăn.

Phụ cấp đặc biệt áp dụng đối với cán bộ làm việc tại các khu vực biên giới, hải đảo,.. có điều kiện sinh sống khó khăn về thời tiết và sinh hoạt.

Phụ cấp khác như phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại,…

Quy định về cách tính lương cơ bản mới nhất hiện nay

Kể từ 2019 mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

Vùng I : 4.180.000 VNĐ/tháng ( Áp dụng đối với một số quận/huyện Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, một số thành phố thuộc Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu)

Vùng II: 3.710.000 VNĐ/tháng ( Áp dụng đối với các huyện còn lại của Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, thành phố/ thị xã thuộc Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bách Ninh, Hạ Long, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam,…)

Vùng III: 3.250.000 VNĐ/tháng ( Áp dụng đối với một số thành phố/ thị xã/ huyện thuộc Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Cần Thơ,…)

Vùng IV: 2.920.000 VNĐ/tháng (các vùng còn lại ngoài I, II, III)

Trên thực tế các doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động lương cao hơn hoặc thực hiện chế độ tăng lương , phụ cấp và thưởng. Mục đích nhằm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được hệ số lương là gì và những thông tin liên quan đến hệ số lương cũng như cách tính lương. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và hiểu được cách tính lương cùng quyền lợi của bản thân mình trong lao động.

Xem thêm:

Cách viết đơn xin việc lấy lòng nhà tuyển dụng

Mẫu đơn xin việc viết tay