Nhà cấp 4 là gì và cách để đánh giá từ nhà cấp 1 đến nhà cấp 4

0

Theo thông tư liên bộ xây dựng về phân hạng nhà ở thì có 4 loại phân cấp gốm: nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3 và nhà cấp 4. Trên thực tế còn có thêm 2 loại nữa là nhà biệt thự và nhà tạm.

Mỗi loại nhà sẽ được quy định cụ thể như thế nào để được phân cấp. Cùng Đất Nam tìm hiểu nhé.

Đánh giá cấp bật công trình nhà cấp 1 đến nhà cấp 4:

Về nguyên tắc, khi phân loại nhà để xác định giá tính thuế là dựa vào chất lượng các bộ phận kết cấu chủ yếu và giá trị sử dụng của từng ngôi nhà.

Chúng ta sẽ đi từ nhà cấp 4 trước.

Nhà cấp 4 là nhà như thế nào?

Nhà cấp 4:

Nhà cấp 4 là nhà có kết cấu đơn giản, có niên hạn sử dụng tối đa 30.

Chiều cao nhà cấp 4 không quá 6m, và chỉ được xây 1 tầng. Tổng diện tích sàn không quá 1.000 m2.

Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ.Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (Tường dày 21 cm hoặc 11cm)

Mái có thể dùng mái ngói, hoặc các vật tư xây dựng tải trọng thấp.

Xem thêm:

Top những mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp tiết kiệm không gian

Nhà cấp 3:

Nhà cấp 3 được xây dựng có phần kiên cố hơn so với nhà cấp 4 với kết cấu chịu lực sử dụng bê tông cốt thép và đương niên nhà cấp 3 có niên hạn sử dụng cao hơn so với nhà cấp 4 khoảng 10 năm.

Tường bao che của nhà cấp 3 được xây bằng gạch, vật liệu hoàn thiện ở mức bình thường.

Nhà cấp 3 được phép cao từ 6-28m, chiều cao nhà không được xây quá 7 tầng.

Tổng diện tích sàn cho công trình cấp 3 không được quá 10.000 m2.

Nhà cấp 2:

Nhà cấp 2 có kết cấu chịu lực chắc chắn bằng bê tông cốt thép, niên hạn sử dụng của nhà cấp 2 trên 70 năm.

Vách và tường ngăn cách các phòng của nhà cấp 2 bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch kết cấu chắc chắn,

Chiều cao quy định cho nhà cấp 2 từ 28 – 75m. Được xây dựng tối đa 20 tầng và thấp nhất là 8 tầng.

Mái nhà được thiết kế bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngòi kiểu thái

Các vật liệu hoàn thiện cho ngôi nhà chất lượng tốt.

Tổng diện tích sàn cho nhà cấp 2 từ 10.000 – 20.000 m2.

Nhà cấp 1:

Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch rất chắc chắn.

Nhà cấp 1 có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm.

Tường và vách ngăn bao che sử dụng bên tông cốt thép hoặc tường gạch.

Mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt;

Vật liệu hoàn thiện bên trong và bên ngoài nhà được thiết kế tỉ mỹ với chất lượng tốt.

Tiện nghi sinh hoạt trong nhà cấp 1 đầy đủ tiện nghi.

Công trình cấp 1 được quy định số tầng tối đa là 50 tầng với chiều cao tối đa là 200m.

Nhưng một vài công trình đặc biệt sẽ thiết kế theo quy chuẩn đặc biệt hơn. Vì thế mà có những công trình cao trên 50 tầng thì lúc đó những công trình đó được xếp vào công trình đặc biệt.

Ngoài ra theo các công trình nhà thì nhà ở còn được phân thành nhà tạm và nhà biệt thự

NHÀ TẠM LÀ GÌ? SAO GỌI LÀ NHÀ TẠP:

Kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu, không chắc chắn.

Tường không được xây bằng gạch mà chỉ sử dụng những vật liệu như lá, tre, đất.

NHÀ BIỆT THỰ:

Ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn cây xanh, hàng rào bao quanh. Tiện nghi đầy đủ.

Kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch; Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;

Mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm và cách nhiệt tốt;

Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt; Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ tiện dùng, chất lượng tốt;

Số tầng không hạn chế, nhưng không nên xây quá cao vì thế sẽ làm đi vẽ đẹp hòa mình cùng thiên nhiên của những căn biệt thự.

Phân loại nhà:

Do trong thực tế các nhà xây dựng thường không đồng bộ theo những tiêu chuẩn quy định trên đây, Vì dụ như nhà 1 tầng lúc đó gọi là nhà cấp 4 nhưng kết cấu xây dựng chắc chắn lại theo tiêu chuẩn của cấp 3,..

Đạt 4 tiêu chuẩn đầu đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của của nhà cấp I,II,III,IV được xếp vào hạng 1.

Nếu chỉ đạt ở mức 80 % so với hạng 1 thì xếp vào hạng 2 Nếu chỉ đạt từ dưới 70 % so với hạng 1 thì xếp vào hạng 3

Nhà tạm không phân hạng.