Lễ Vu Lan là gì, nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan từ đâu?

0

Ngày lễ Vu lan hằng năm là ngày rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ lớn trong hệ thống văn hệ thống văn hóa tâm linh nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng.

Nói đến ngày này thì ai cũng biết đó là ngày Vu Lan báo hiếu nhưng đã mấy ai biết được tại sao lại có ngày lễ Vu Lan, và ý nghĩa của ngày lễ này như thế nào? Hãy cùng tuychon.vn tìm hiểu.

Lễ Vu Lan là gì:

Lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu, đây là một ngày lễ chính của Phật Giáo và phong tục của người Việt Nam chúng ta. Ngày lễ cũng trùng với ngày xá tội vong nhân theo phong tục của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, bên cạnh đó ngày này cũng trùng với ngày Tết trung Nguyên của người hàn.

Vào ngày lễ Vu Lan, tại các chùa và hội đoàn Việt Nam thường có nghi thức “Bông hồng cài áo”.

Nghi thức cài áo bao gồm bông trắng và bông hồng. Người được cài bông hồng tức là người ấy còn Mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.

Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962. Một số địa phương có tục lệ riêng như ở Quy Nhơn thì dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra biển để tưởng nhớ những ai ra khơi rồi mất tích như hồi thập niên 1980-90 với nạn thuyền nhân vượt biên.

Nghi thức bông hồng cài áo trong lễ vu lan (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan từ đâu?

Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiều Liên đối với mẹ của mình là bà Thanh Đề.

Theo sách xưa kể lại: Bà Thanh Đề lúc sanh tiền luôn làm nhiều điều không phải với đạo trời và trong số đó có lần bà đã cho các vị tăng trong chùa ăn bánh bao nhân thị chó.

Với tội nghiệp nặng như thế bà Thanh Đề khi mất đã bị đày xuống 18 tầng địa ngục chịu mọi hình phạt của Diêm Chúa.

Theo Phật thoại kể lại: Tôn giả Mục Kiều Liên là một trong những đệ tử của Đức Phật. Tôn giả là một người con hiếu đạo, dù có quyền pháp vô biên nhưng tôn giả Mục Kiều Liên luôn tưởng nhớ đến người mẹ đã mất của mình.

Một lần nọ, vì nhớ mẹ tôn giả đã dùng đôi mắt thần của mình để nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói, tay bị xiềng, cổ mang gông, đầu đội huyết bồn do kiếp trước gây nhiều nghệp ác. Vì thương mẹ, nên ông đã xin phép Đức Phật để dùng phép thuật của mình để xuống địa ngục dâng cơm cho mẹ mình.

Vượt qua bao nhiêu tầng, qua bao nhiêu ngục cảnh khác nhau cuối cùng ông cũng đã tim được mẹ mình.

Khi gặp được Bà Thanh Đề, Tôn giả dâng cơm cho mẹ, quỷ đói xung quanh thấy thế cũng chạy đến giựt giành nhưng do lâu ngày bị nhịn đói nên khi ăn bà Thanh Đề đã dùng một tay để che bát cơm của mình tay còn lại xua đuổi các côn hồn khác.

Do vì còn tính “tham, sân, si” nên khi bà đưa cơm lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ, khiến bà không thể ăn được nữa. Chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên vô cùng đau xót và thương mẹ nên đã cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ ra cho ông thấy rằng, vì ác nghiệp mà bà Thanh Đề gây ra từ kiếp trước quá nặng nên một mình ông không thể cứu được mẹ mình.

Cách duy nhất để cứu được bà Thanh Đề là nhờ lực của chư tăng khắp mười phương mới mong có thể thành công. Theo lời Phật dạy, vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc các chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.

Tôn giả Mục Kiều Liên đã thành tâm làm theo lời Phật dạy. Ông không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được nhiều vong hồn khác bị giam cầm ở âm cung.

Chính vì lẽ đó, rằm tháng bảy mang ý nghĩa của “mùa hiếu hạnh” hay có một tên gọi chúng ta hay dùng ngày nay là “lễ Vu Lan”