Đặc điểm, công dụng của khô mực và cách làm khô mực

0

Khô mực là món ăn vặt rất được yêu thích. Hương vị thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao khiến cho món ăn này chưa bao giờ hết hot. Đặc biệt, cách làm khô mực cũng không quá phức tạp. Thay vì mua sẵn ở tiệm, bạn cũng có thể tham khảo và tự làm tại nhà. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện đơn giản và đạt được vị ngon khó cưỡng.

Đặc điểm của khô mực

Mực khô  là một món ăn đặc trưng của Việt Nam. Được chế biến từ nguyên liệu mực, người ta xử lý, làm sạch rồi sấy khô hoặc phơi nắng để tạo ra thành phẩm cuối cùng.

Mực khô là đặc sản rất được yêu thích tại Việt Nam

Khô mực thơm ngon, giòn dai

Vì trải qua quá trình xử lý, làm sạch, tẩm ướp gia vị và cuối cùng là phơi nắng/ sấy khô trong thời gian dài, mà mực khô rất thơm ngon. Mực phơi dưới nắng hoặc được sấy trong thời gian, nhiệt độ phù hợp sẽ đạt đến độ dai và giòn lý tưởng. Điều này còn phụ thuộc vào bàn tay của người thực hiện.

Khô mực có mùi thơm đặc trưng

Khi thưởng thức mực khô, bạn sẽ không thấy mùi tanh hôi nữa. Thay vào đó, mực khô rất thơm, chỉ cần nướng lên lại là sẵn sàng để ăn. Chúng ta có thể thưởng thức nguyên con hoặc xé tơi thành từng sợi nhỏ. Mực khô nướng và dùng chung với bia được xem là đặc sản mà hầu như người Việt nào cũng yêu thích.

Công dụng của khô mực

Thành phần dinh dưỡng trong mực khô rất cao. Các nghiên cứu chỉ ra có tới 291 calo; 32,6g nước; 60,1g chất đạm; 4,5g chất béo; 2,5g chất đường bột; 0g chất xơ trong mực khô. Ngoài ra, còn có một số chất khoáng vi lượng quý như sắt, kẽm, mangan, selen…

Nếu ai chưa biết calo là gì thì có thể tham khảo bài viết này nhé: Calo là gì? Chức năng của calo? Bảng tính calo ở từng nhóm thực phẩm 

Vì thế, bên cạnh là 1 món ăn để chiêu đãi bạn bè, ăn tiệc cùng gia đình, mực khô còn rất tốt trong công dụng tẩm bổ. Những người thiếu chất nên ăn mực để bổ sung đầy đủ.

Cách làm khô mực

Trước tiên, phải lựa chọn loại mực phù hợp. Mực phải là mực ống tươi rói, mình tròn, thân dài. Như vậy, khi chế biến thì sản phẩm mới đạt được độ ngon nhất.

Tiếp theo, dùng dao rạch một đường dọc thân mực, lấy phủ tạng, nang mực, để lại phần thân và phần đầu. Đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi mực trở nên khô và cứng. Có thể ướp 1 ít muối nếu muốn. 

Khi phơi phải phơi mực ngoài nắng gắt, đủ nhiệt độ, độ ẩm thấp

Sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng 1 số tiêu chí như bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên. Xen lẫn trên thân là những chấm đen mờ. Đặc biệt, yếu tố mùi rất quan trọng. Mực khô ngon phải đảm bảo không tanh hay dính ướt tay.

Thân mực thẳng và mình dày cũng là đặc điểm của mực khô ngon. Ở phần đầu mực khô, phải gắn liền và chắc vào thân mực. Râu mực nhiều, có màu trắng hồng và thẳng. Nếu như đáp ứng các tiêu chí kể trên thì bạn đã thực hiện thành công món mực khô rồi đấy.

Ngoài ra ở thời điểm hiện tại người dân cũng rất ưa chuộng mực 1 nắng, mực này được hiểu nôn na là mực chỉ phơi sao cho mực không bị khô quá, thông thường chỉ nên phơi đúng 1 nắng buổi sáng là được – để vẫn giữ được độ tươi và ngọt của mực.

Khô mực không quá khó để làm. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ đầy đủ và thực hiện theo hướng dẫn cách làm khô mực trên đây, thì bạn hoàn toàn có thể làm được món khô mực ngon đúng chuẩn. Chúc bạn thành công!